Chiều 25/8/2023, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ – Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “An toàn thực phẩm và An ninh lương thực” lần thứ 7 năm 2023.
Đến tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các cơ quan và hiệp hội:
- Bà Nguyễn Thị Hương – Trưởng phòng Quản lý Khoa học - Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
- TS. Đỗ Việt Hà – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hội hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh.
- PGS.TS. Vòng Bính Long – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Nhà khoa học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đồng chí Đoàn Kim Thành – Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh)
- Đồng chí Trần Đức Sự – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh)
Về phía Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh:
- NGƯT. PGS.TS. Lê Thị Hồng Ánh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường;
- Đại diện lãnh đạo các đơn vị, giảng viên, sinh viên đến từ các Khoa đào tạo trực thuộc Trường.
Cùng các Giáo sư, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên đến từ 32 trường Đại học, Học viện, Viện và Trung tâm nghiên cứu tham dự hội thảo.
Hội thảo khoa học An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần thứ bảy được chia thành 2 tiểu ban (Khoa học thực phẩm, Sản xuất nông nghiệp và An ninh lương thực) với 70 công trình khoa học của 146 tác giả, nhóm tác giả đến từ 32 trường Đại học, Học viện, Viện và Trung tâm nghiên cứu trên toàn quốc tham gia. 20 bài báo xuất sắc nhất đã được phản biện và chấp nhận đăng trên số chuyên san của Tạp chí Khoa học và Công nghệ thực phẩm.
Phát biểu khai mạc hội thảo, NGƯT.PGS.TS. Lê Thị Hồng Ánh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Bước sang năm 2023, thế giới đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn về an ninh lương thực. Trong khi hầu hết các lĩnh vực đã phục hồi ở mức độ khác nhau sau đại dịch, tình trạng mất an ninh lương thực tiếp tục là vấn đề nan giải ở nhiều nơi trên thế giới. Không nằm ngoài xu thế chung đó, Hội thảo Khoa học “An toàn thực phẩm và An ninh lương thực” lần thứ 7 được tổ chức với nội dung trọng tâm là đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm vấn đề an ninh lương thực quốc gia, qua đó góp phần giải quyết tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực trầm trọng trên toàn thế giới. Hội thảo cũng là nơi giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu giữa các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm, nông nghiệp tại Việt Nam.”
Quang cảnh tại phiên toàn thể của hội thảo.
Trong phiên toàn thể, PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày về “An toàn thực phẩm trong bối cảnh hiện nay” và GS.TS. Bùi Chí Bửu – Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long đã báo cáo về chủ đề An ninh lương thực trong nước và quốc tế.
Báo cáo tại phiên toàn thể của PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo tại phiên toàn thể của GS.TS. Bùi Chí Bửu – Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long
Các tác giả đã trình bày báo cáo poster để lựa chọn 06 công trình xuất sắc nhất vào vòng báo cáo trực tiếp tại 2 tiểu ban: (1) Khoa học thực phẩm; (2) Sản xuất nông nghiệp và An ninh lương thực. Nhiều báo cáo đã nhận được sự đánh giá cao từ phía Ban Giám khảo về tính thời sự, tính mới trong nghiên cứu.
Tác giả, nhóm tác giả báo cáo poster và trao đổi trước Ban Giám khảo tại các tiểu ban
Tại phiên Bế mạc của hội thảo, Ban tổ chức đã công bố và trao 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 6 giải Poster ấn tượng như sau:
Lĩnh vực Sản xuất nông nghiệp và An ninh lương thực:
Giải Nhất: “Hiệu quả của mô hình sản xuất và tiếp thị thức ăn bổ sung tại địa phương tới an ninh thực phẩm hộ gia đình có con dưới 2 tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”, nhóm tác giả: Lê Thế Trung, Phạm Văn Phú, Nguyễn Đỗ Huy, Huỳnh Nam Phương – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Giải Nhì: “Nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn thực phẩm dưới khía cạnh chính sách pháp luật và một số giải pháp đặt ra trong bối cảnh hiện nay”, nhóm tác giả: Trần Linh Huân, Mai Thị Thủy, Lê Phạm Anh Thơ – Câu lạc bộ Các nhà Khoa học Trẻ TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng Đảng ủy xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Giải Ba: “Tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đến an ninh lương thực của Việt Nam”, nhóm tác giả: Phạm Hồng Sơn, Tăng Kim Anh Tính - Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh.
Giải Poster ấn tượng 1: “Đại dịch Covid-19 và mất an ninh lương thực: Một góc nhìn ở Việt Nam”, tác giả: Nguyễn Bích Hà Vũ - Trường Đại học Tiền Giang.
Giải Poster ấn tượng 2: “Đảm bảo an toàn thực phẩm dưới khía cạnh pháp lý và một số giải pháp nâng cao hiệu quả”, nhóm tác giả: Trần Linh Huân, Mai Thị Thủy, Nguyễn Phạm Thanh Hoa, Nguyễn Phạm Hải Phượng - Câu lạc bộ Các nhà Khoa học Trẻ TP. Hồ Chí Minh; Văn phòng Đảng ủy xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Giải Poster ấn tượng 3: “An ninh lương thực và thách thức khi hội nhập kinh tế”, tác giả: Nguyễn Tấn Thành - Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực Khoa học thực phẩm:
Giải Nhất: “Phân lập, định danh và tuyển chọn chủng nấm mốc có khả năng sinh hoạt độ protease cao từ hạt sen isolation, identification and selection of mold strains with high protease activity from lotus seeds”, nhóm tác giả: Phan Thị Hồng Liên, Trần Ngọc Đào, Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hưng - Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải Nhì: “Đặc tính hóa lý của tinh bột hạt mít Carboxymethyl cross-link ứng dụng làm tá dược rã trong thuốc viên nén”, nhóm tác giả: Lê Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Lương, Quách Tấn Năng - Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải Ba: “Nghiên cứu hiệu quả phun Salicylic Acid tiền thu hoạch lên khả năng chống chịu tổn thương lạnh của trái xoài cát chu (Mangifera indica l.) trong quá trình bảo quản”, nhóm tác giả: Phạm Hiếu Kiên, Vũ Hoàng Hương Giang - Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Nông Nghiệp, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
Giải Poster ấn tượng 1: “Nghiên cứu điều kiện chiết xuất đài bụp giấm (Hibiscus Sabdariffa l.) và ứng dụng trong lên men Kombucha”, nhóm tác giả: Lưu Minh Châu, Danh Trường Thọ, Lê Quốc Việt, Nguyễn Ngọc Thạnh, Huỳnh Xuân Phong - Trường Đại học Cần Thơ.
Giải Poster ấn tượng 2: “Ảnh hưởng của phương pháp sấy đến chất lượng bột lá Dứa (Pandanus Amaryllifolius) hòa tan”, nhóm tác giả: Nguyễn Tấn Hùng, Đặng Ngọc Điệp, Võ Thị Thu Thảo, Trương Thị Tú Trân - Trường Đại học Tiền Giang, Trường Đại học Kiên Giang.
Giải Poster ấn tượng 3: “Đánh giá chất lượng bột hoài sơn tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn chợ Cồn, Thành phố Đà Nẵng”, nhóm tác giả: Phạm Thanh Tâm, Lê Thị Hương Lan, Nguyễn Trung Kiên, Võ Thị Thùy Trâm, Phan Nguyễn Thu Ngân, Nguyễn Ngọc Hiếu - Trường Đại học Duy Tân, Trường THPT Bảo Lộc (Thành phố Đà Nẵng).
Ban tổ chức tặng hoa Hội đồng Ban Giám khảo.
Tác giả, nhóm tác giả đạt giải Nhất tại Hội thảo
Tác giả, nhóm tác giả đạt giải Nhì tại Hội thảo
Tác giả, nhóm tác giả đạt giải Ba tại Hội thảo
Tác giả, nhóm tác giả đạt giải Poster ấn tượng tại Hội thảo
Xin chúc mừng hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, chúc mừng các tác giả, nhóm tác giả đã đạt giải cao tại Hội thảo khoa học An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần thứ 7, năm 2023. Hẹn gặp lại quý nhà khoa học, quý thầy, cô và các bạn sinh viên trong Hội thảo khoa học An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần thứ 8, năm 2024.
Ban biên tập Web HUIT
TT TS&TT