1982
Các trường ĐH Âu, Mỹ khuyến khích học sinh nên đến tham quan trường để cảm nhận về môi trường và đời sống ở trường ĐH mình quan tâm. Tuy nhiên, với cả các học sinh ở các nước Âu, Mỹ, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được vì nhiều lý do, chẳng hạn, trường bạn thích ở nước ngoài, tỉnh/bang khác, hoặc bạn không có thời gian thực hiện chuyến đi. Trong hoàn cảnh đó, tham gia ngày hội tuyển sinh là một ý hay.
Trong ngày hội tuyển sinh, bạn có thể hỏi thăm các giảng viên, sinh viên của các trường có ngành học mình nhắm tới. Tuy nhiên, thời gian có hạn và có rất nhiều trường ở đó, tốt nhất chúng ta nên có ý tưởng về chiến lược đặt câu hỏi của mình để thu được nhiều thông tin hữu ích nhất.
Câu hỏi có vẻ rất hiển nhiên nhưng lại cần thiết và trang topuniversities.com khuyên đây là câu đầu tiên bạn hỏi – để không lãng phí thời gian. Trường hợp bạn biết trường có ngành đó, bạn vẫn nên hỏi lại để chắc chắn vì có thể trường đang có kế hoạch thay đổi khung chương trình hoặc một phần của chương trình.
Các trường có mặt ở ngày hội tuyển sinh đều ra sức quảng cáo mình với các sinh viên tiềm năng. Qua những phần giới thiệu đó, bạn có thể đưa ra đánh giá riêng về những trường có chất lượng tốt và lý do bạn nên học ở trường này thay vì trường kia. Khi lắng nghe, có thể bạn sẽ có những câu hỏi làm rõ vấn đề hoặc tìm hiểu thêm. Đừng ngại nêu những thắc mắc đó với đại diện trường.
Câu hỏi này dễ bị bỏ qua do mọi người có xu hướng tập trung hỏi về ngành học. Hãy tìm hiểu các thông tin về hoạt động của khoa, như có phòng thực hành, phòng máy tính hay không trong trường hợp bạn là sinh viên ngành khoa học, kỹ thuật hoặc số lượng các đầu sách và quy định mượn trả sách nếu bạn học các ngành xã hội nhân văn. Những thông tin này cho biết về sự đầu tư của trường cho việc học của bạn. Nếu trường bạn định học chẳng mấy quan tâm đến việc đầu tư cho cơ sở vật chất của khoa hoặc để thư viện cũ kĩ với các đầu sách lạc hậu, bạn có quyền nghi ngờ về sự đầu tư của nhà trường với tương lai của mình.
Bên cạnh việc tìm hiểu khía cạnh về học thuật, bạn cần tìm hiểu về số lượng chỗ ở trong ký túc xá mà nhà trường có. Không phải trường ĐH nào cũng có ký túc xá cho sinh viên và có khi số lượng rất hạn chế. Bạn cần hỏi rõ điều này và biết mình có chắc chắn được ở ký túc xá hay không và chi phí là bao nhiêu. Đây có thể chính là yếu tố quyết định việc chọn trường nào của bạn trong trường hợp bạn được nhận vào nhiều trường.
Bạn sẽ nghe rất nhiều mỹ từ nhấn mạnh sự tuyệt vời của ngành học và chất lượng của nó. Nhưng sau những lời quảng cáo có cánh, hỏi câu thẳng thắn này là cách tốt để bạn biết liệu ngành mình muốn học còn những hạn chế nào hoặc có thể cải thiện những gì để tốt hơn. Nếu sự hạn chế của ngành lại là yếu tố rất quan trọng với bạn (như thời gian làm việc trực tiếp với giảng viên, điểm nhấn hay sự chú trọng của ngành vào một lĩnh vực cụ thể), bạn có thể cân nhắc những trường khác.
Động lực đi học của bạn chắc chắn sẽ giảm nếu việc đi học không thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp tương lai sau này khi bạn đã tốt nghiệp, đặc biệt là với xu hướng học phí tăng cao ở nhiều ngành, nhiều trường, trên toàn thế giới hiện nay. Cách trả lời những câu hỏi này gợi ý cho bạn mà cách mà bạn sẽ được nhà trường chuẩn bị trước khi gia nhập thị trường lao động hoặc truyền cảm hứng về các nghề nghiệp khác có thể phù hợp cho bạn.
Bạn có thể đã quen với cách thi tuyển ở Việt Nam nhưng những trường ĐH quốc tế lại đòi hỏi bài luận về mục tiêu, sự phù hớp của bạn với ngành học. Một số trường ĐH ở Việt Nam cũng từng thử áp dụng cách tuyển sinh này. Do đó, nếu cảm thấy rất muốn học vào một trường ĐH nào đó, hãy hỏi về quy định nộp hồ sơ, tiêu chí lựa chọn sinh viên và cách cải thiện bài luận để dễ lọt vào mắt xanh của những người làm công tác tuyển sinh.
Đây luôn là một câu hỏi hay, đặc biệt nếu vấn đề học phí khiến bạn đau đầu. Bạn có thể trình bày hoàn cảnh của mình và nhận được lời khuyên phù hợp về cách xử lý vấn đề học phí từ đại diện của trường.
Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2020
Chương trình Liên kết quốc tế năm 2020
Theo Hồng Vân